Nội dung bài viết
Xỏ khuyên tai kiêng gì? Vì sao?
Để bấm khuyên lỗ tai, người ta sẽ dùng súng bấm có gắn hợp kim đầu nhọn để xuyên qua da bằng lực lò xo. Phương thức này được sử dụng phổ biến ở các cửa hàng trang sức, cơ sở xăm, xỏ khuyên với giá thành khá rẻ, thậm chí là miễn phí.
Tuy nhiên, bấm lỗ tai cũng có một số nhược điểm như gây đau do tác động mạnh từ lò xo, dễ làm tổn thương đến các vùng da xung quanh. Bấm khuyên hầu như không gây ảnh hưởng đến sức khỏe, nhưng nếu người thực hiện không đảm bảo dụng cụ vô khuẩn có thể gây nhiễm trùng. Vị trí bấm tạo nên một vết thương hở, bạn cần biết cách chăm sóc và vệ sinh để da nhanh hồi phục.
Bấm lỗ tai kiêng gì? Với kỹ thuật bấm tai hiện đại, tổn thương gây ra trên da rất nhỏ do đó hầu như bạn không cần phải ăn kiêng bất cứ món nào. Yếu tố chính làm ảnh hưởng đến quá trình hồi phục là do cơ địa và quy trình chăm sóc tại nhà của bạn. Trừ trường hợp khi bạn có cơ địa cực kỳ nhạy cảm, dễ bị kích ứng với một loại thực phẩm nào đó mới cần kiêng cữ để hạn chế rủi ro xảy ra.
Đồ nếp dễ gây nóng
Các món ăn được làm từ gạo nếp như xôi, bánh khúc thường có tính nóng, dễ làm vết thương sưng và mưng mủ, có thể gây nhiễm trùng kéo dài. Do đó, hầu hết chị em khi có vết thương hở trên da đều kiêng ăn món này để da nhanh lành, tránh các biến chứng.
Tôm cua và các loại hải sản
Tôm và hải sản nằm trong top các thực phẩm dễ gây dị ứng nhất. Chúng chứa rất nhiều protein và dưỡng chất nhưng lại dễ làm vết thương bị viêm, ngứa, sưng đỏ, đau nhức hơn. Nếu bạn có cơ địa nhạy cảm và không biết bấm lỗ tai kiêng gì thì hải sản chính là món đầu tiên cần hạn chế.
Kiêng ăn rau muống
Các loại rau củ thường luôn rất lành tính và ít gây dị ứng cho cơ thể, tuy nhiên rau muống lại là ngoại lệ. Nguyên liệu này chứa rất nhiều madecassol, đây là hoạt chất có khả năng kích thích quá trình phát triển của mô biểu bì ở chỗ da có vết thương. Do đó, người có vết thương hở ăn rau muống dễ làm tăng sinh collagen quá mức gây sẹo lồi.
Không nên ăn thịt bò khi vết thương chưa lành
Thịt bò là thực phẩm quen thuộc chứa rất nhiều dưỡng chất cho cơ thể. Lượng protein dồi dào trong thịt bò rất tốt với sức khỏe, nhưng đồng thời chúng cũng làm tăng sinh tế bào khiết vết thương trên da trở nên sẫm màu, mất thẩm mỹ. Do đó, nhiều chuyên gia khuyên bạn nên hạn chế ăn thịt bò sau phẫu thuật.
Thịt gà, thịt vịt và trứng
Thịt gà và thịt vịt cũng giàu protein và chất dinh dưỡng, tuy nhiên các món này dễ khiến cho vết thương đang lên da non bị kích ứng, gây ngứa hoặc để lại sẹo. Tương tự như vậy, lòng trắng trứng cũng là món bạn cần kiêng nếu có cơ địa quá nhạy cảm. Hàm lượng protein trong lòng trắng cao hơn lòng đỏ, chúng thúc đẩy quá trình tái tạo collagen khiến vết thương dễ bị sẹo lồi, chuyển màu trắng bệch mất thẩm mỹ.

Hạn chế đồ ngọt và thực phẩm nhiều nitrat
Đồ ngọt chứa đường và carbohydrate tinh chế có khả năng phá vỡ cấu trúc collagen trên da, khiến vết thương lâu lành dễ gây ra viêm, tạo môi sẹo. Bên cạnh đó những món ăn như thịt xông khói, xúc xích chứa lượng lớn nitrat ảnh hưởng đến quá trình vận chuyển máu, kéo dài thời gian hồi phục vết thương. Tuy nhiên, bạn vẫn có thể bổ sung nitrat từ những nguyên liệu lành tính như cà rốt, khoai tây, măng tây…
Ngoài ra, với câu hỏi bấm lỗ tai kiêng gì, bạn cũng cần hạn chế các chất kích thích từ cà phê, bia rượu, thuốc lá… Chúng khiến cho cơ thể dễ bị mất nước, làn da nhạy cảm và dễ tổn thương hơn. Ngay cả với người khỏe mạnh thì nhóm thực phẩm này cũng không được khuyến khích nên khi có vết thương trên da bạn càng phải hạn chế sử dụng.
Những lưu ý về cách chăm sóc sau khi bấm lỗ tai
Ngoài việc chú ý đến thực phẩm và chế độ ăn uống, sau khi bấm lỗ tai bạn cũng cần kiêng cữ một số vấn đề trong sinh hoạt, vệ sinh:
- Cần tránh việc để tóc lòa xòa, phủ xuống vùng tai vì nếu tóc bẩn có thể dễ dẫn đến nguy cơ nhiễm trùng hoặc trầy xước do va chạm nhiều.
- Tránh tác động mạnh đến vùng da vừa bấm lỗ tai, hạn chế va đập hoặc nằm đè lên tai vì có thể làm vết thương trở nặng, lâu lành.
- Bấm lỗ tai kiêng gì? Khi tai chưa lành, bạn cần tránh đi bơi hoặc để vết thương tiếp xúc với hóa chất như thuốc tây trong hồ bơi, có thể khiến tai bị nhiễm trùng.
- Không tùy tiện chạm tay vào lỗ vừa bấm hoặc tự bấm khuyên tai tại nhà vì có thể khiến vi khuẩn xâm nhập gây viêm nhiễm.
Cách vệ sinh cũng ảnh hưởng đến quá trình lành vết thương sau khi bấm lỗ tai. Vệ sinh đúng cách giúp giảm nguy cơ bị viêm, chảy máu, chảy mủ hoặc sẹo lồi ở vùng tai. Không dùng tay để rửa vết thương mà cần lấy tăm bông thấm vào nước muối sinh lý để lau nhẹ nhàng. Tiếp theo, bạn hãy dùng cồn đỏ nhỏ vào tăm bông để thoa lên cả 2 mặt của lỗ khuyên vừa bấm. Đợi khoảng 2-3 phút cho cồn khô bạn có thể lấy nước muối lau lại một lần nữa.

Bạn nên theo dõi và đến bác sĩ thăm khám nếu tai có các dấu hiệu sau đây:
- Phần bấm lỗ tai bị chảy máu nhiều hoặc rỉ ra trong nhiều ngày liên tiếp. Thông thường tai là bộ phận rất ít có máu nên chỉ chảy một ít ngay sau khi bấm lỗ.
- Tai bị đau nhức liên tục, thỉnh thoảng còn bị co giật ở tai và mặt.
- Tai bị sưng và viêm nhiễm kéo dài, có mủ, thường xuyên ngứa ngáy, khó chịu.
Bấm lỗ tai bao lâu thì lành?
Ngoài bấm lỗ tai kiêng gì, nhiều người cũng thắc mắc bao lâu sẽ lành. Thời gian này sẽ còn tùy thuộc vào cơ địa của bạn cũng như vị trí bấm, cách chăm sóc. Bấm lỗ tai ở những vùng có sụn dày sẽ mất nhiều thời gian hơn so với khu vực thùy tai. Trung bình, bạn cần đợi khoảng 7 đến 10 ngày để vết thương ổn định, trong khi đó vùng sụn tai phải chờ khoảng 15 đến 20 để hồi phục hoàn toàn.
Nếu sau khi bấm khuyên, tai bị chảy mủ, đau nhức khó chịu bạn nên tháo khuyên tai ra ngay và vệ sinh lỗ tai cẩn thận theo hướng dẫn ở phần trời. Lúc mới xỏ lỗ, hãy đeo các loại khuyên tai nhỏ với kiểu dáng đơn giản, chốt vặn thiết kế chắc chắn. Những chất liệu bông tai từ thép không gỉ, bạc hay vàng đều khá tốt, ngoài ra bạn cũng có thể tham khảo thêm các loại khuyên titan sẽ ít gây kích ứng, nhiễm trùng da.